\r\n  

\r\n

\r\n Từ ngày 27 đến 28 tháng 2, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (WSPA) tổ chức hội thảo“Quyền lợi động vật trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất” (Animal welfare in education, research and production). Hội thảo đã thu hút được một lượng lớn các tổ chức, cá nhân, các trường đại học, cao đẳng, cục, viên nghiên cứu, các cấp quản lý liên quan đến động vật trong và ngoài nước, các cơ quan thông tấn báo chí, các đài truyền hình về tham dự và đưa tin. Với tổng số gần 140 đại biểu, trong đó phải kể đến sự tham gia của các đại biểu đến từ 8 quốc gia Anh, Úc, Đức, Hà Lan, Scotland, Ấn độ, Thái Lan và Malaysia, 2 trường đại học nước ngoài, 5 tổ chức phi chính phủ, 8 trường Đại học, Cao đẳng liên quan đến chăn nuôi, thú y, thủy sản đến từ cả ba miền, đại diện vườn thú Hà Nội, Rừng quốc gia Cúc phương, các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và bảo vệ động vật khắp cả nước.

\r\n

\r\n Trong ngày làm việc thứ nhất, hội thảo được chia ra làm 4 phiên gồm tổng quan về Animal welfare ở Việt Nam và Châu âu (1); Đánh giá và nghiên cứu quyền lợi động vật (2), Animal welfare trong nghiên cứu và sản xuất (3) và vấn đề giáo dục Animal welfare ỏ Việt Nam (4), với tổng số 15 báo cáo đã được trình bày. Trên cơ sở nhận thức chung về quyền lợi động vật, các đại biểu tham dự thống nhất và phát động thực hiện 5 “không” đối với động vật, bao gồm: (1) động vật không bị đói khát; (2) động vật không bị khó chịu ở môi trường sống; (3) động vật không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; (4) động vật tự do thể hiện tập tính bình thường và (5) động vật không bị sợ hãi, căng thẳng. Các đại biểu cũng đề xuất những giải pháp thay thế động vật trong nghiên cứu và giảng dạy nhằm bảo đảm quyền lợi động vật thông qua nguyên tắc 3R (Thay thế - Replacement, Giảm thiểu – Reduction và Cải tiến – Refinement). Với nổ lực của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và các tổ chức bảo vệ động vật, các môn học liên quan đến Quyền lợi động vật đã được chính thức giảng dạy ở một số trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam như Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ. Các sinh viên đã dần tiếp cận và có những nhận thức nhất định về quyền lợi của động vật và dành những mối quan tâm thỏa đáng với vấn đề này, đây là lực lượng được đánh giá là  sẽ góp phần không nhỏ trong việc cải thiện vấn đề quyền lợi động vật ở Việt Nam trong thời gian tới. Các đại biểu đồng thời nhất trí cao với ý kiến giáo dục quyền lợi động vật cần được quan tâm trên nhiều đối tượng khác nhau trong đó nhấn mạnh giáo dục cho trẻ em, mặt khác cần lồng ghép nội dung về quyền lợi động vật vào các sách giáo khoa và hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên và việc tuyên truyền ở các vườn thú. Tại Việt Nam, theo báo cáo của trưởng phòng giáo dục của vườn thú Hà Nội, từ năm 2010 vườn thú đã triển khai khá tốt công tác giáo dục quyền lợi động cho hơn 900 sinh viên đại học và hơn 4.000 học sinh các cấp. Cũng tại hội thảo, nhóm nghiên cứu trường Đại học Nông nghiệp và WSPA đã giới thiệu bộ bài giảng song ngữ Anh – Việt về quyền lợi động vật, đây là bộ bài giảng được đánh giá phong phú về mặt nội dung và phù hợp về hình thức và là tài liệu chủ lực và rất bổ ích cho việc giảng dạy quyền lợi động vật ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

\r\n

\r\n Ngày 28/2, Các đại biểu đến từ WSPA và đại biểu tham dự hội thảo đã đi tham quan các trang trại chăn nuôi, các địa điểm giết mổ và chăm sóc động vật ở Hà Nội và vùng phụ cận để tìm hiểu thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền động vật trước khi thảo luận và xây dựng chiến lược để cải thiện vấn đề quyền động vật ở Việt Nam trong thời gian tới.

\r\n

\r\n Hy vọng, với sự giúp đỡ của Hiệp hội bảo vệ động vât thế giới cùng sự chung tay các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và sự nỗ lực của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân Việt, vấn đề quyền động vật ở Việt Nam sẽ đạt được những kết quả khả quan trong thời gian tới, góp phần vào việc nâng cao chất lượng bảo tồn, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi chính đáng của động vật trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n Một số hình ảnh

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n